Các phụ khoa như viêm âm đạo, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng,... là những bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở bất
cứ phụ nữ ở lứa tuổi nào. Tuy bệnh không
gây tử vong tức thời nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm sinh lí của
người bệnh.
- Xem thêm: Các bệnh phụ khoa nữ giới thường gặp
Cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả nhất
Sau khi chữa trị một thời gian ngắn rất nhiều phụ nữ lại bị tái phát. Tuy nhiên trên thực tế, đó không phải là tái phát bệnh mà đa phần là do các yếu tố, nguyên nhân khách quan như:
Sau khi chữa trị một thời gian ngắn rất nhiều phụ nữ lại bị tái phát. Tuy nhiên trên thực tế, đó không phải là tái phát bệnh mà đa phần là do các yếu tố, nguyên nhân khách quan như:
- Vấn đề vệ sinh
Để phòng ngừa bệnh phụ khoa tốt nhất thì việc vệ
sinh cơ quan sinh dục là yếu tố quan trọng nhất.
Sau khi chữa trị các bệnh phụ khoa nếu việc vệ sinh
không thường xuyên và đúng cách thì các vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và gây bệnh
trở lại bất cứ lúc nào.
Việc vệ sinh vùng kín cũng giống như việc vệ sinh cơ
thể (tắm gội) hằng ngày, chị em nên chú ý giữ vệ sinh vùng kín, đặc biệt là vào
những ngày có kinh nguyệt hay sau sinh… Chị em nên thực hiện rửa vùng kín 2 lần/
ngày, lí tưởng nhất là vệ sinh sau mỗi lần đi vệ sinh. Cũng nên lưu ý là sử dụng
nguồn nước sạch, giấy vệ sinh đảm bảo. Nếu đang trong thời gian hành kinh thì
sau 4 giờ nên thay băng vệ sinh 1 lần, bởi nếu để lâu thì vi khuẩn sẽ có điều
kiện thuận lợi sinh sôi, lúc này khả năng bị viêm nhiễm càng cao. Sử dụng loại
băng vệ sinh đảm bảo, được chứng nhận chất lượng.
Đối với âm hộ, cần vệ sinh mỗi ngày, sau đó dùng khăn
sạch lạu khô rồi mới mặc quần lót. Nên mặc đồ lót có tính thấm hút mồ hôi,
không bó sát vì đồ bó sát sẽ làm cho da hạn chế tiếp xúc với không khí và làm rối
loạn tuần hoàn máu.
Đặc biệt, khi chị em sử dụng các dung dịch vệ sinh cần
lựa chọn loại thích hợp, không chọn loại có tính sát khuẩn cao.
Sử dụng thuốc không đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định
cũng là nguyên nhân khiến cho các bệnh phụ khoa bị tái phát. Sử dụng thuốc
không đúng liều lượng khiến thuốc không có hiệu nghiệm, các vi khuẩn chưa được
tiêu diệt tận gốc sẽ có cơ hội quay lại gây bệnh. Chính vì vậy cần đi khám phụ
khoa thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị tốt nhất.
- Xem thêm: Khám phụ khoa có đau không?
Một trong những con đường lây nhiễm bệnh phụ khoa đó là con đường quan hệ tình dục. Biểu hiện bệnh nam khoa không lộ rõ như ở phụ nữ, các vi khuẩn, vi trùng ẩn nấp có khi xuất hiện sau rất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Nếu trong khoảng thời gian này, các chị em có quan hệ tình dục với chồng hoặc bạn tình thì nguy cơ bị truyền bệnh là rất cao.
Các loại virus như: chlamydia, trùng roi, lậu cầu khuẩn, xoắn khuẩn, trichomonas,… theo đường quan hệ tình dục sẽ xâm nhập vào tử cung sẽ phá hủy sự cân bằng hệ vi sinh vật, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chính vì thế bên cạnh việc điều trị tận gốc bệnh phụ khoa thì việc điều trị dứt điểm bệnh ở bạn tình hay chồng là điều vô cùng cần thiết.
3. Nhầm tưởng bị tái phát nhưng là triệu chứng khác
Trong những lần viêm nhiễm sau, chị em thấy những dấu hiệu giông giống lần trước, tưởng mình bị tái phát nhưng thực tế lại là bệnh khác. Trong những trường hợp này, giải pháp tốt nhất là đi khám phụ khoa.
Nhiều chị em có thói quen thụt rửa âm đạo bằng dung dịch có tính sát khuẩn, chị em không biết rằng chính thói quen này làm cho phổ vi khuẩn bình thường ở âm đạo bị phá hủy, độ pH của âm đạo bị kiềm hóa và đặc biệt, các tác nhân gây bệnh có điều kiện phát triển.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã
giúp bạn có những kiến thức hữu ích về nguyên nhân tái phát các bệnh phụ khoa và
biết cách để phòng tránh bệnh không có cơ hội quay lại. Chúc các bạn có sức khỏe
tốt!